S O N B E N Z O . C O M

Loading....

Bảo vệ lớp sơn trên cấu kiện là một công đoạn quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp và độ bền cấu kiện trong nhà máy và công trình. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng khó tránh khỏi việc cấu kiện bị trầy xước, ngập nước làm ảnh hưởng đến màng sơn,… Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta cần có một giải pháp dặm vá phù hợp. Ở bài viết dưới đây, hãng sơn Benzo sẽ giới thiệu chi tiết quy trình khắc phục các lỗi trầy xước cần dặm vá trong nhà máy và công trình.

Nguyên nhân dặm vá:

– Bị trầy xước khi va đập do vận chuyển lắp dựng.

– Lỗi trong quá trình bảo quản cấu kiện không đúng cách dẫn đến bị ngập nước, dính bùn đất và ảnh hướng đến lớp sơn lót.

– Cấu kiện bị bong tróc hoặc bị cháy lớp sơn khi hàn lắp thêm các thiết bị.

– Bề mặt sơn trên cấu kiện bị ố vàng, màu sắc bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài.

1. Các dụng cụ cần thiết để tiến hành dặm vá:

– Dao sủi

– Giấy nhám

– Vải sạch

– Dụng cụ lăn

– Cọ quét

– Súng phun

– Sơn trùng với mã sơn trên cấu kiện

2. Chuẩn bị bề mặt cần dặm vá:

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng trường hợp cụ thể:

>> Trường hợp cấu kiện bị trầy xước khi va đập do vận chuyển lắp dựng:

– Dùng dao sủi bề mặt không còn khuyết tật, đồng đều bề mặt.

– Dùng giấy nhám chà để xử lý lại bề mặt.

>> Trường hợp cấu kiện bị trầy xước nhẹ:

– Cấu kiện sạch không dính dầu mỡ dùng giấy nhám xả sơ bề mặt, dùng vải sạch lau vệ sinh bề mặt.

– Cấu kiện có dính dầu mỡ sử dụng dung môi hoặc xăng vệ sinh sạch, để khô.

>> Trường hợp lỗi trong quá trình cấu kiện bảo quản tại nhà máy bị ngập trong bùn đất, sự xâm lấn tới lớp sơn lót.

Sử dụng thiết bị cầm tay xử lý sạch bề mặt.

>> Trường hợp các cấu kiện chỉ bị ảnh hưởng đến màu sắc (các vết ố vàng nhẹ).

Phân vùng xả nhám và tiến hành sơn phủ lên cho đồng nhất màu.

>> Trường hợp các cấu kiện bị bong tróc cần chà nhám và phun sơn lót lại.

(Còn những trường hợp trên chỉ cần dặm vá bằng sơn phủ).

  

* Lưu ý:

  • Bề mặt sơn/dặm vá phải đảm bảo khô ráo, sạch bụi bẩn và dầu mỡ trước khi sơn.

  • Cần kiểm tra điều kiện thi công trước khi sơn/dặm vá.

3. Chuẩn bị sơn để dặm vá:

  • Đối với sơn lót:

– Đối với sơn 2 thành phần: Khuấy đều sơn, pha đúng tỷ lệ thành phần A – B theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Pha loãng với dung môi theo đúng tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất, dùng thanh gỗ bản rộng 4-6 cm hoặc máy khuấy sơn, quậy kỹ đều và tiến hành sơn.

– Tiến hành sơn lên bề mặt đã được xử lý.

– Sau 2h kể từ khi kết thúc sơn lót tiến hành sơn lớp phủ.

  • Đối với sơn phủ:

– Pha loãng sơn với dung môi theo đúng tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất, dùng thanh gỗ bản rộng hoặc máy khuấy sơn, quậy kỹ đều và tiến hành sơn.

4. Tiến hành dặm vá:

Sử dụng rulo, cọ quét để dặm vá.

Khuyến cáo sử dụng súng phun để dặm vá nhằm giảm sự chênh lệch màu.

Phân vùng và tiến hành dặm vá lên bề mặt cần xử lý.

Lấy điểm cần xử lý làm chuẩn và vuốt đều, mỏng dần ra xa.

5. Nghiệm thu và bảo quản các cấu kiện đã xử lý:

Sơn dặm vá mới thường 15-30 ngày trở lên sẽ đồng nhất màu cũ và mới.

Để đảm bảo và kiểm tra các tiêu chí của sơn cần có thời gian từ 10-15 ngày.

Vừa rồi hãng sơn Benzo đã chia sẻ chi tiết các bước trong quy trình dặm vá các lỗi trầy xước trong nhà máy và công trình,

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn về sơn kết cấu thép, sơn ống pccc, sơn nền nhà xưởng, sơn cải tạo mái tôn, hãy liên hệ với bộ bận kỹ thuật của hãng sơn Benzo: 0903.949.952 (Mr Đề), 0911.774.311 (Mr Chức) hoặc qua website và hotline: 0919.323.261 (Mr Dũng).

Chúng tôi sẵn sàng tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ cũng như báo giá chi phí dự trù nhanh chóng.

Leave A Comment