Ngày nay khi mà xã hội đang phát triển, các công trình nhà tiền chế đang mở rộng quy mô trên thị trường cùng với đó kéo theo sự bùng nổ đến từ ngành công nghiệp sơn epoxy. Chúng ta sẽ xem xét ưu và nhược điểm của sơn epoxy, BENZO hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức trong việc chọ dòng sơn nào phù hợp cho dự án của bạn
Sơn có gốc nhựa BisPhenol-A xúc tác với Polyamide-B; khô nhanh, pha loãng bằng Thinner, độ bám dính tốt, đanh cứng; chịu mài mòn, ẩm ướt, hóa chất...
- Tiết kiệm sơn
- Bảo vệ bề mặt kim loại, bê tông chống ăn mòn hóa chất, chịu được áp lực lớn tác động
- Chống trơn trượt, tăng độ ma sát cho mặt sàn
- Kháng bụi bẩn, nấm mốc, dễ lau chùi.
- Màu sắc sơn tươi tắn, đa dạng cho khách hàng lựa chọn
- Liên kết 2 thành phần tạo độ bám cao cho mặt sàn và tăng tuổi thọ
- Sơn Epoxy có độ bền màu cao
- Vì sơn Epoxy là sơn 2 thành phần gốc dung môi nên chắc chắn sẽ khó tránh khỏi các thành phần bay hơi độc hại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi hít phải trong quá trình thi công.
- Tỉ lệ pha cũng là nhược điểm khi mà sơn 2 thành phần có cả phần A và B. Vì thế cần phải pha đúng theo tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất
bước 1 : Chuẩn bị cấu kiện, bờ mặt cần sơn
- Bề mặt cấu kiện sắt thép kim loại, gỗ, composite trước khi thi công phải được tẩy sạch bụi bẩn, rỉ sắt, bằng giải nháp bàn chải cứng hoặc phun cát. bắn bi tùy theo điều iện mà sử dụng phương pháp làm sạch khác nhau
bước 2 : Chuẩn bị dụng cụ thi công sơn epoxy
- Đối với cấu kiện hay vật nhỏ ta dùng cọ vét, con lăn
- Đối với cấu kiện lớn ta dùng súng phun gỗ hoặc súng phun sơn công nghiệp
bước 3 : Thi công lớp sơn lót ( sơn chống rỉ )
- sơn lót giúp chống rỉ sét bảo vệ kết cấu thép mà còn tăng độ bám dính giữa lớp phủ và cấu kiện tốt hơn
- sơn 1 hay 2 lớp và để khô 4-6h mới phun phủ
bước 4 : Sơn phủ epoxy để hoàn thiện
- Tiến hành pha phần A và B theo chỉ định của nhà sản xuất và đảm bảo sơn nhanh , không để quá lâu dẫn đến tình trạng bị chết sơn
bươc 5 : Nghiệm thu công trình
- Kiểm tra theo các tiêu chuẩn về độ bóng, độ dày, độ bám dính, màu sắc .....